Khám phá thế giới mì tươi: Từ truyền thống đến hiện đại

Mì tươi là món ăn truyền thống quen thuộc trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Từ những sợi mì vàng óng của mì Quảng đậm đà, đến sợi ramen dai giòn của Nhật Bản, hay những sợi mì Ý mềm mại quyện trong sốt cà chua thơm lừng. Mỗi loại mì đều mang trong mình dấu ấn riêng biệt. Ngày nay, mì tươi vẫn là món ăn được ưa chuộng trên khắp thế giới. Bên cạnh phương pháp làm mì thủ công truyền thống, công nghệ sản xuất hiện đại đã ra đời, giúp tạo ra những sợi mì tươi với chất lượng đồng đều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hãy cùng Foenix khám phá thế giới mì tươi đầy thú vị và tìm hiểu quy trình làm mì thủ công so với quy trình làm máy có gì khác biệt nhé!

Nguồn gốc và lịch sử của mì tươi 

Mì tươi có nguồn gốc lâu đời, được cho là xuất phát từ Trung Quốc khoảng 4000 năm trước. Trong những tài liệu cổ, mì đã xuất hiện như một món ăn chính trong các bữa tiệc hoàng gia. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết khác cho rằng mì tươi có nguồn gốc từ Trung Đông khoảng 5000 năm trước Công nguyên.

Lúa mì – nguyên liệu chính để làm mì – đã được trồng ở vùng Lưỡng Hà từ năm 7000 trước Công nguyên và được những người di cư mang đến Trung Quốc. Người ta tin rằng những người dân du mục ở Tân Cương, Trung Quốc đã chế biến bột mì thành những chiếc bánh nướng, và sau đó họ đã sáng tạo ra cách xắt mỏng bột mì thành những sợi mảnh, tạo nên tiền thân của mì tươi ngày nay. 

mì tươi
Nguồn gốc và lịch sử của mì tươi

Từ Trung Quốc, mì tươi dần lan rộng sang các nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia. Mỗi nơi, mì tươi lại được biến tấu với những hương vị và cách chế biến độc đáo, tạo nên sự đa dạng phong phú.

Tại Việt Nam, mì tươi đã phát triển mạnh mẽ và góp mặt trong những món ăn nổi tiếng khắp ba miền như phở, bún bò Huế và mì Quảng.

mì tươi
Nguồn gốc và lịch sử của mì tươi

Các loại mì tươi phổ biến trên thế giới 

Mỗi nền văn hóa đều có những phương pháp chế biến riêng biệt, kết hợp với các nguyên liệu riêng biệt, tạo nên những hương vị độc đáo và hấp dẫn. Dưới đây là một số loại mì tươi nổi bật từ các nền ẩm thực khác nhau:

  • Mì tươi Nhật Bản: Ramen là loại mì tươi nổi tiếng của Nhật Bản. Sợi mì thường dài, dai và mềm mịn, ăn kèm với nước dùng đậm đà và các loại topping như trứng luộc, thịt heo thái lát, rong biển.
mì tươi
Mì tươi Nhật Bản
  • Mì tươi Hàn Quốc: Kalguksu là loại mì tươi truyền thống của Hàn Quốc, sợi mì được cắt từ bột mì nhào tay, sau đó nấu với nước dùng thanh đạm từ xương heo hoặc hải sản.
mì tươi
Mì tươi Hàn Quốc
  • Mì tươi Ý: Pasta tươi của Ý là món ăn được yêu thích trên toàn cầu. Fettuccine, tagliatelle, hay lasagna là những ví dụ về mì tươi sợi to, thường được ăn kèm với các loại sốt như sốt kem, sốt cà chua.
mì tươi
Mì tươi Ý Pasta
  • Mì tươi Việt Nam: Tại Việt Nam, các loại mì tươi phổ biến bao gồm phở, bún, mì Quảng. Đặc biệt, mì tươi sợi to của mì Quảng hay sợi mỏng của phở đều mang hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
mì tươi
Mì tươi hoành thánh
  • Mì tươi hoành thánh: Sản phẩm này là một biến thể đặc biệt của mì tươi, thường được chế biến từ bột mì và trứng, với lớp vỏ mỏng bao lấy nhân thịt hoặc tôm bên trong. Hoành thánh có thể được chiên giòn hoặc luộc chín trong nước dùng.

Cách làm mì tươi truyền thống 

Bước 1: Trộn bột

Trộn bột là công đoạn quan trọng quyết định đến sự thành công của mì tươi. Bạn phải trộn đều bột, trứng gà và nước theo định lượng phù hợp để tạo nên khối bột dẻo mịn, đồng nhất, không quá khô cũng khô quá nhão dính. 

Công thức phổ biến thường được áp dụng là 1kg bột mì, 5-7 quả trứng gà, thêm chút muối và nước vừa đủ. Tuy nhiên, mỗi cơ sở sản xuất mì tươi thường có những cách làm riêng, được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế và truyền thống gia đình. Một số nơi có thể cho thêm nước tro tàu vào hỗn hợp bột nhằm tăng độ dai, độ mềm dẻo, giúp quá trình nhào nặn và tạo hình dễ dàng hơn, đồng thời tạo nên màu vàng  hấp dẫn cho sợi mì.

mì tươi
Công thức làm mì tươi truyền thống

Kỹ thuật trộn bột cũng cần được thực hiện một cách bài bản. Đầu tiên, bột mì được cho vào thau, tiếp đến là trứng, muối và nước (hoặc nước tro tàu). Dùng tay nhẹ nhàng trộn đều từ trong ra ngoài, đến khi các nguyên liệu hòa quyện thành một khối đồng nhất, hơi nhão. Nếu bột khô thì bạn có thể cho thêm nước hoặc trứng gà, tránh tình trạng bột khó cán mỏng, ảnh hưởng đến kết cấu của sợi mì. 

Bước 2: Nhào và cán bột 

Nhào bột là một công đoạn vất vả trong quy trình làm mì sợi. Để tạo ra những sợi mì dai ngon, người thợ làm mì cần bỏ ra nhiều công sức để nhào nặn khối bột cho thật dẻo. Sau khi hoàn tất việc nhào bột, họ sẽ chia khối bột thành 2 hoặc 3 phần nhỏ, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng, để chuẩn bị cho công đoạn cán bột tiếp theo.

mì tươi
Nhào và cán bột

Trong phương pháp làm mì sợi thủ công, người thợ thường sử dụng cây cán gỗ để cán bột nhiều lần. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn thời gian và công sức. Ngày nay, với sự ra đời của máy cán bột, quy trình này đã được rút ngắn, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

mì tươi
Nhào và cán bột

>>> Tham khảo dòng máy cán bột công nghệ mới của Foenix: Máy cán bột liên hoàn

Bước 3: Cắt sợi 

Sau khi hoàn thành công đoạn cán bột, tạo ra những dải mì mỏng với độ dày đồng đều, người thợ sẽ chuyển sang bước tiếp theo là cắt sợi mì. Với phương pháp truyền thống, người thợ sẽ sử dụng dao chuyên dụng để cắt dải mì. 

Ban đầu, dải mì được cắt thành những đoạn dài khoảng 90cm, sau đó gập đôi lại và cắt lần nữa để tạo thành những sợi mì có chiều dài trung bình 45cm. Kích thước này có thể điều chỉnh linh hoạt tùy theo loại mì và yêu cầu của người sản xuất. Người thợ cần tỉ mỉ cắt từng dải mì thành những sợi có độ dày đồng đều, thường dao động từ 0.5mm đến 2mm. Kỹ thuật cắt thủ công đòi hỏi sự tập trung cao độ, kiên nhẫn và khéo léo. Nếu nóng vội, sợi mì sẽ không đều, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. 

mì tươi
Cắt sợi mì tươi

Tuy nhiên, hiện nay với tình trạng chi phí nhân công cao, nhiều cơ sở đã áp dụng quy trình sản xuất mì tươi hiện đại nhằm nâng cao năng suất và tối ưu hóa quy trình sản xuất. 

Máy sản xuất mì tươi hiện đại 

Hiện Foenix đang phân phối 2 dòng máy sản xuất mì sợi phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng:

Máy làm mì tươi 1 người 

Với thiết kế thông minh cùng động cơ mạnh mẽ, máy làm mì 1 người Foenix có khả năng làm mì hoàn toàn tự động, từ ép bột tạo dải, rắc bột áo đến sản xuất sợi mì. Là lựa chọn phù hợp cho các cơ sở, hộ kinh doanh sản xuất mì có quy mô nhỏ, tiệm mì người Hoa, đặc biệt là các thợ thủ công muốn nâng cao năng suất sản xuất. 

mì tươi
Máy làm mì tươi 1 người

Ưu điểm nổi bật của máy: 

  • Máy làm mì 1 người có mức giá vô cùng cạnh tranh, rẻ hơn từ 20 – 30% so với các Máy Nhập Trung Quốc.
  • Gia công hoàn toàn bằng INOX 304 cao cấp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Trang bị Motor VTC công suất lớn mới 100%, giúp máy vận hành mạnh mẽ và ổn định. 
  • Công nghệ cán mỏng bột hoành thánh độc quyền từ 10 ly ra 5 zem (10mm ra 0.5mm).
  • Vận hành hoàn toàn tự động, chỉ cần 1 người vận hành máy trong suốt quá trình làm mì.
  • Khả năng sản xuất mì tươi, lá hoành thánh. 
mì tươi
Công nghệ cán mỏng bột hoành thánh độc quyền từ 10 ly ra 5 zem

Máy làm mì công nghiệp 4 ụ lô 

Máy làm mì công nghiệp 4 ụ lô là một trong những sản phẩm tiên phong của Foenix tại Việt Nam, được nghiên cứu và chế tạo bởi đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm. Nhờ sở hữu thiết kế thông minh cùng động cơ mạnh mẽ, máy giúp tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất, tối ưu hóa năng suất và hiệu quả hoạt động. Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu sản xuất mì sợi, lá hoành thánh số lượng lớn cho các cơ sở chuyên nghiệp.

mì tươi
Máy làm mì công nghiệp 4 ụ lô

Ưu điểm nổi bật của máy:

  • Giá tốt hơn từ 20-30% so với các dòng máy nhập khẩu. Đặc biệt, luôn có sẵn linh kiện thay thế để quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
  • Máy có khả năng sản xuất hầu như tất cả những sản phẩm trong ngành làm mì tươi với nhiều kích thước sợi khác nhau để người dùng lựa chọn linh hoạt.
  • Hệ thống 3 cặp trục lô được gia công bằng công nghệ CNC chính xác, giúp tạo ra những sợi mì có kết cấu dài hơn, đảm bảo chất lượng thơm ngon và không bị mất đi vị dai nguyên bản.
  • Với thiết kế 4 ụ gồm 1 ụ tạo dải và 3 ụ trung gian, máy làm mì công nghiệp 4 trục cán có khả năng sản xuất mì liên hoàn lên tới 150kg/giờ.
  • Khi kết hợp với máy mì 1 người, máy làm mì công nghiệp 4 ụ lô có thể đạt tới 200kg/giờ, đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn cho các hộ kinh doanh chuyên nghiệp.
  • Đặc biệt, Foenix đã nghiên cứu và chế tạo lốc CNC với độ đồng tâm cao, đảm bảo dải mì được tạo ra đồng đều và chất lượng.
mì tươi
Máy làm mì công nghiệp 4 trục cán có khả năng sản xuất mì liên hoàn lên tới 150kg/giờ

Với sự phát triển của công nghệ, việc làm mì tươi ngày càng trở nên nhanh chóng, tiết kiệm mà vẫn giữ được hương vị và chất lượng. Nếu bạn là cơ sở sản xuất đang tìm kiếm giải pháp nâng cao năng suất kinh doanh, hãy cân nhắc đến các dòng máy làm mì hiện đại để tiết kiệm thời gian và công sức. 

Hãy liên hệ ngay với Foenix qua HOTLINE 0708.36.56.58 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá chi tiết về các dòng máy làm mì tươi.