Khởi nghiệp cùng bánh mì Tập 2: Chi tiết nguồn vốn ban đầu và kế hoạch kinh doanh bánh mì bất bại

Với ưu điểm dễ bán, thu hồi vốn nhanh, kinh doanh bánh mì đang là lựa chọn khởi nghiệp “hái ra tiền” được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kinh doanh bánh mì hiệu quả nếu không được trang bị những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết.

Vì vậy, trong bài viết này FOENIX sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn 5 bước lập kế hoạch để kinh doanh bánh mì thành công, đặc biệt dành cho những người mới bắt đầu.

BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH KINH DOANH BÁNH MÌ

Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ

Dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, việc đầu tiên và quan trọng nhất là xác định rõ nguồn vốn cần thiết. Hãy liệt kê tất cả những khoản mà bạn cần chi để kinh doanh bánh mì ví dụ như máy móc, thiết bị, dụng cụ làm bánh mì, nguyên vật liệu, chi phí vận hành, nhân công,…

Quy mô kinh doanh càng lớn thì chi phí càng tăng. Vì vậy, nếu bạn mới bắt đầu và có số vốn còn hạn chế, hãy cân nhắc mô hình kinh doanh tiệm bánh nhỏ để giảm thiểu rủi ro và dễ dàng quản lý tài chính.

Để mở một tiệm bánh mì cơ bản, bạn cần chuẩn bị các khoản chi phí sau:

1. Vốn đầu tư ban đầu

Đây là những chi phí mà bạn cần bỏ ra ngay từ đầu để xây dựng cơ sở sản xuất bánh mì, bao gồm:

Máy móc, thiết bị: Thường là khoản đầu tư lớn nhất, chiếm khoảng 50-60% tổng vốn đầu tư. Đối với các cơ sở làm bánh có nguồn tài chính hạn chế, không đủ vốn đầu tư nguyên bộ dây chuyền làm bánh mì thì có thể mua trước hai thiết bị: máy trộn bột và lò nướng. Ngược lại, với các cơ sở sản xuất có nguồn tài chính ổn định hơn, bạn có thể đầu tư thêm các thiết bị khác để tối ưu hóa quy trình làm bánh như máy chia bột, máy se bột, tủ ủ bột,… Tùy theo quy mô sản xuất và thiết bị bạn chọn, chi phí có thể dao động từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Dưới đây là mức giá các sản phẩm bạn có thể tham khảo:

Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ

Chi phí mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào vị trí và diện tích. Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng thì có thể tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, còn nếu không thì giá thuê sẽ dao động từ 10.000.000 – 25.000.000 VNĐ/ tháng hoặc hơn, tùy vào vị trí và quy mô nhà xưởng. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một khoản tiền cọc cho chủ nhà xưởng (thường là 2 đến 3 tháng tiền thuê), tức là nếu thuê với giá 15 triệu/ tháng thì tiền cọc sẽ rơi vào khoảng từ 30 đến 45 triệu đồng. 

Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ

Chi phí nguyên vật liệu ban đầu: Để xưởng hoạt động từ những ngày đầu, bạn cần mua một số nguyên liệu cơ bản như bột mì, men nở, đường, muối… để làm bánh trong những ngày đầu tiên.

  • Bột mì: 5.000.000 VNĐ (~ 300KG)
  • Men nở, đường, muối: 1.000.000 VNĐ
  • Các nguyên liệu khác: 2.000.000 VNĐ

Chi phí pháp lý: Để đảm bảo cơ sở sản xuất hoạt động hợp pháp và đảm bảo an toàn vệ sinh, bước đầu tiên bạn cần làm là đăng ký kinh doanh, chi phí khoảng 500.000 VNĐ. Tiếp theo là xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để khách hàng yên tâm khi mua bánh của mình, chi phí cũng không quá cao, khoảng 1.000.000 VNĐ.

Dựa trên kinh nghiệm thực tế, để mở một lò bánh mì bạn cần chuẩn bị số vốn dao động từ 100 triệu đến 300 triệu đồng. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tính toán kỹ, chọn phương án đầu tư phù hợp với túi tiền, vừa làm vừa tích lũy dần dần mở rộng quy mô sau cũng chưa muộn.

2. Chi phí vận hành (Ước tính cho 1 tháng)

Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ

Sau khi đã hoàn thành việc đầu tư ban đầu, bạn cần duy trì hoạt động của cơ sở sản xuất bằng các khoản chi phí sau:

  • Nguyên vật liệu: 15.000.000 VNĐ
  • Tiền điện, nước: 3.000.000 VNĐ
  • Nhân công: 7.000.000 – 25.000.000 VNĐ (tùy số lượng)
  • Chi phí bảo trì, sửa chữa: 500.000 VNĐ

Tổng chi phí vận hành (ước tính): 25.500.000 – 43.500.000 VNĐ/tháng

3. Dự báo doanh thu kinh doanh bánh mì

Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ

Để hiểu rõ hơn về tiềm năng lợi nhuận của việc kinh doanh bánh mì, chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết về chi phí và lợi nhuận như sau:

  • Giả sử giá bột mì trên thị trường khoảng 16.000 VNĐ/kg (tùy vào loại bột và nhà cung cấp). Với 8kg bột khô chúng ta có thể tạo ra được 15kg bột thành phẩm, tương đương với khoảng 214 ổ bánh mì loại 70g. 

Hiện nay, mỗi ổ bánh mì nóng hổi vừa ra lò có giá sỉ dao động từ 1.900 đến 2.200 đồng. Giả sử chi phí trung bình để sản xuất một ổ bánh mì (bao gồm 40kg bột mì và các nguyên liệu khác) là 900 đồng và giá bán sỉ mỗi ổ là 2.200 đồng, thì với mỗi ổ bánh mì bán ra, bạn có thể thu về đến 1.300 đồng tiền lãi.

Nếu mỗi ngày lò bánh mì của bạn sản xuất và tiêu thụ hết khoảng 1.000 ổ, doanh thu ước tính sẽ rơi vào khoảng 2.200.000 đồng. Sau khi trừ đi các chi phí sản xuất, bạn có thể bỏ túi từ 1.000.000 đến 1.300.000 đồng tiền lãi mỗi ngày. Đây quả là một con số hấp dẫn đối với những ai đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh nhỏ nhưng mang lại lợi nhuận cao. (Giá theo thời điểm viết bài)

Khi bạn đã có một kế hoạch tài chính vững chắc, bước tiếp theo là tìm kiếm một địa điểm đắc địa để thu hút khách hàng và tối ưu hóa doanh thu bán hàng. 

BƯỚC 2: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH BÁNH MÌ PHÙ HỢP

Địa điểm kinh doanh có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, chi phí vận hành, hình ảnh thương hiệu và thậm chí cả sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh bánh mì bạn cần cân nhắc kỹ các tiêu chí sau để lựa chọn vị trí kinh doanh phù hợp nhất: 

Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ

1. Chọn mặt bằng phù hợp 

Nếu bạn dự định mở lò bánh mì ở nông thôn, hãy tìm kiếm một mặt bằng rộng rãi, thoáng đãng, dễ dàng quan sát từ xa để thu hút sự chú ý của khách hàng. Vị trí đẹp nhất là ở ngã ba, ngã tư, ai đi qua cũng dễ dàng nhìn thấy. Còn nếu không thì mình chọn chỗ nào đông người qua lại, như gần chợ, trường học, khu dân cư… để khách dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận.

Còn nếu mở lò bánh mì ở thành phố thì khác một chút. Vì dân cư đông đúc nên mình phải ưu tiên những khu vực đông người sinh sống, làm việc và học tập. Nếu vốn ít thì mình cứ chọn mặt bằng nhỏ thôi, miễn sao đủ chỗ làm bánh và trưng bày sản phẩm là được. 

2. Đối thủ cạnh tranh

Mặc dù sự cạnh tranh trong ngành bánh mì là không thể tránh khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những khu vực có ít đối thủ trực tiếp để giảm bớt áp lực ban đầu.

3. Giá thuê mặt bằng

Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ

Chi phí thuê mặt bằng là một trong những khoản đầu tư lớn ban đầu, vì vậy hãy cân nhắc kỹ để lựa chọn một địa điểm có giá thuê phù hợp với túi tiền và khả năng sinh lời của bạn. Tốt nhất là bạn nên ưu tiên lựa chọn những mặt bằng có đầy đủ giấy tờ pháp lý, không tranh chấp để yên tâm làm ăn lâu dài. Đừng quên so sánh giá thuê với các yếu tố khác như vị trí, diện tích, tiện ích để chọn được chỗ tốt nhất.

BƯỚC 3: HOÀN TẤT CÁC THỦ TỤC PHÁP LÝ

Mở lò bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có nhé!

Để cơ sở hoạt động ổn định và đúng pháp luật, bạn cần đến Phòng Tài Chính – Kế hoạch quận/huyện nơi bạn dự định mở tiệm bánh để hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh. Sau khi hoàn tất đăng ký kinh doanh, bạn cần tiếp tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của quận/huyện. Đây là điều kiện bắt buộc để đảm bảo sản phẩm của bạn đạt tiêu chuẩn và an toàn cho người tiêu dùng. Đừng quên hai bước quan trọng này để tránh những rắc rối pháp lý sau này nhé!

BƯỚC 4: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN KINH DOANH BÁNH MÌ

  • Sau khi đã tìm kiểu kỹ thị trường và biết rõ khách hàng mình muốn hướng đến là ai, bạn có thể bắt đầu xây dựng thực đơn kinh doanh bánh mì hoàn chỉnh cho lò của mình gồm:
  • Món chính, dĩ nhiên là những loại bánh mì “best-seller” rồi. Bạn có thể tập trung vào các loại bánh mì truyền thống, bánh mì ngũ cốc, bánh mì nguyên cám với nhiều kích cỡ khác nhau, từ 20cm cho đến 50cm. Hoặc các loại bánh mì sandwich gồm bánh mì sandwich trắng, đen, ngũ cốc và nhiều kích cỡ khác nhau (vuông 10x10cm, chữ nhật 15x20cm).
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
  • Bên cạnh món chính, mình cũng cần có món phụ để khách hàng có thêm lựa chọn. Bánh mì que truyền thống, bánh mì que phô mai, bánh mì que bơ tỏi… là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Bánh mì ngọt như bánh mì sữa, bánh mì socola, bánh mì nho khô… cũng là một lựa chọn hấp dẫn cho những ai thích đồ ngọt.
  • Ngoài ra , bạn có thể bán thêm các sản phẩm bổ sung như bột nở, men, bơ, sữa, đường, muối,… để tăng doanh thu và mang lại sự tiện lợi cho khách hàng.

Thực đơn của lò bánh mì càng đa dạng, phong phú thì càng thu hút được nhiều khách hàng và tăng doanh thu.

BƯỚC 5: TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN (NẾU CẦN)

Ban đầu, khi xưởng bánh mì mới hoạt động, quy mô còn nhỏ, bạn chưa cần phải thuê nhiều nhân viên, chỉ cần 2 người là đủ, một người thợ làm bánh chính có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng bánh, và một người phụ việc phụ trách các khâu chuẩn bị, dọn dẹp, giao hàng…

Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh mì Tập 2: 5 bước hiện thực hóa giấc mơ làm chủ

Chất lượng bánh mì phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng của thợ làm bánh. Vì vậy, việc lựa chọn người thợ là cực kỳ quan trọng, không thể qua loa được. Dưới đây là ba phương án bạn có thể cân nhắc:

  • Thứ nhất, nếu mình không chuyên về làm bánh thì cứ thuê thợ làm bánh chính có kinh nghiệm cho chắc ăn. Họ sẽ lo hết từ nhào bột, tạo hình đến nướng bánh, mình chỉ việc quản lý và bán hàng thôi.
  • Thứ hai, nếu bạn có kiến thức và đam mê làm bánh thì có thể tự mình làm thợ chính luôn. Lúc đó bạn chỉ cần thuê thêm 1-2 người phụ việc để chuẩn bị nguyên liệu, dọn dẹp đồ đạc, giao hàng… theo sự hướng dẫn của mình.
  • Thứ ba, nếu mình muốn tập trung vào việc quản lý và phát triển kinh doanh thì có thể thuê luôn cả đội ngũ thợ làm bánh. Tuy nhiên, cách này sẽ tốn kém hơn và đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý tốt để cơ sở sản xuất có thể hoạt động ổn định.

Tùy vào điều kiện và khả năng của mình mà bạn có thể lựa chọn phương án phù hợp nhé. Quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng bánh mì luôn ngon và ổn định để giữ chân khách hàng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm tự tin và kiến thức để bắt đầu hành trình kinh doanh bánh mì của mình. Chúc bạn thành công nhé! 

Xem đầy đủ trọn bộ khởi nghiệp cùng bánh mì:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *